Bản tin dân tộc

Nghi lễ dựng cây nêu của người Cơ-tu

Đối với người Cơ-tu, cây nêu luôn có ý nghĩa quan trọng, giúp kết nối với tổ tiên, thần linh, cầu bình an, mưa thuận gió hòa… Chính vì vậy, cây nêu thường được dựng phía trước nhà Gươl, là nơi buộc trâu hiến tế tại các lễ hội truyền thống: Mừng lúa mới, cầu mưa, lập làng…

Cây nêu, cột lễ của đồng bào Cơ-tu được trang trí cầu kỳ dưới đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân trong làng . Ảnh: Hoàng Hải

Cây nêu, cột lễ thường là những cây tre và cây thân gỗ, được trang trí cầu kỳ bằng nhiều hoa văn, họa tiết với 4 màu chủ đạo là đen, trắng, đỏ, vàng. Ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh, cây nêu, cột lễ còn có tác dụng như một điểm đánh dấu vị trí trung tâm của các lễ hội.


Thầy cúng khấn báo cáo Yàng cây nêu của làng đã được dựng lên, mong Yàng phù hộ cho bà con có cuộc sống ổn định, ấm no. Ảnh: Hoàng Hải

Lễ cúng trong nghi thức dựng cây nêu thường diễn ra hai bước: cúng tại nhà Gươl và cúng tại vị trí dựng cây nêu với các lễ vật như lợn, gà, xôi, rượu… Tại nhà Gươl, thầy cúng cùng dân làng quây quần làm lễ cúng thần linh, sau đó di chuyển đến vị trí dựng cây nêu và cột lễ để khấn báo với Yàng về việc dựng cây nêu, mong được phù hộ có cuộc sống ổn định, mùa màng bội thu…


Sau buổi lễ, người Cơ-tu cùng nhau múa, hát quanh cây nêu. Ảnh: Hoàng Hải

Kết thúc buổi lễ, dân làng cùng nhau múa, hát quanh cây nêu, thể hiện sự đoàn kết, thống nhất xây dựng cuộc sống mới.

 

HĐ (theo dantocmiennui.vn)


Các tin khác:
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số ở thành phố Cần Thơ  (05/02/2024)
Sắc xuân ở vùng cực Bắc Tây Nguyên  (02/02/2024)
Hiếu tình trọn vẹn  (15/12/2023)
Dạy và học chữ khmer trong dịp hè, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc  (13/11/2023)
Người truyền lửa cho lân sư rồng nữ Việt Nam  (17/07/2023)
12345678910